Xẹp đốt sống là một biến chứng nguy hiểm của bệnh loãng xương rất phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh, người cao tuổi hoặc những người bị chấn thương cột sống. Xẹp đốt sống gây nên tình trạng đau đớn kéo dài và nhiều hậu quả nặng nề như viêm phổi, loét tỳ đè, tắc mạch, thậm chí tử vong do bất động lâu.
Trường hợp bệnh nhân nữ vào khoa cấp cứu bệnh viện vì đau lưng sau khi trượt chân té ngồi. Bệnh nhân không thể vận động xoay trở, ngồi hay đi lại được do đau lưng rất nhiều. Kết quả MRI cho thấy bệnh nhân bị xẹp phù tuỷ xương L1, kết quả đo loãng xương cho thấy một tình trạng loãng xương nặng.
Bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật bơm cement sinh học vào thân sống L1.
Sau bơm 2 giờ bệnh nhân giảm đau hơn 70% ngồi dậy đi lại được trong sự vui sướng của gia đình.
Phẫu thuật bơm cement thân sống là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, bác sĩ sẽ dùng kim kích thước nhỏ dưới hướng dẫn của màn hình tăng sáng bơm cement vào thân đốt sống. Thời gian thực hiện nhanh chóng, người bệnh thường hết đau và vận động trở lại sau vài giờ phẫu thuật.
Vết kim nhỏ nên không để lại sẹo cho bệnh nhân.
Không phải bất cứ ai mác xẹp đốt sống đều được chỉ định điều trị bằng cách bơm xi măng sinh học, các trường hợp được chỉ định áp dụng điều trị bao gồm:
- Người bệnh bị xẹp đốt sống do tình trạng loãng xương gây ra
- Xẹp đốt sống gây ra đau cấp tính, cần được nhập viện điều trị khẩn cấp
- Sau khi người bệnh xẹp đốt sống đã điều trị bằng các phương pháp như sử dụng thuốc giảm đau, nẹp lưng và nghỉ ngơi nhưng không có hiệu quả
- Xẹp đốt sống do chấn thương gây đau đớn
- Xẹp đốt sống do khối u ác tính gây ra
- Sử dụng corticoid dài ngày hoặc bệnh chuyển hóa gây ra loãng xương và xẹp đốt sống.
Kỹ thuật bơm xi măng sinh học điều trị xẹp đốt sống được thực hiện như nào?
Trước khi tiến hành kỹ thuật, bệnh nhân sẽ được khám và đánh giá toàn diện mức độ xẹp đốt sống thông qua khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu... Kỹ thuật bơm xi măng sinh học sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có kinh nghiệm, bệnh nhân được yêu cầu nằm sấp và kết nối với các thiết bị theo dõi trong suốt quá trình diễn ra. Các bước thực hiện bao gồm:
- Bước 1: Xác định điểm vào thân đốt sống tổn thương thông qua cuống trên C-arm
- Bước 2: Tiến hành sát trùng và gây tê tại vùng chọc kim gần với tổn thương nhất.
- Bước 3: Tiến hành bơm thuốc cản quang để đánh giá, kiểm tra thành đốt sống có toàn vẹn hay không.
- Bước 4: Tiến hành pha trộn xi măng theo tỷ lệ để chuẩn bị bơm
- Bước 5: Đây là bước quan trọng nhất khi thực hiện kỹ thuật, xi măng sinh học sẽ được bơm qua kim định vị rỗng rỗng vào thân đốt sống bị xẹp. Tốc độ bơm phải chậm và được theo dõi chặt chẽ của bác sĩ thông qua C-arm và những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân như tình trạng đau hay cử động hai chân.
- Bước 6: Để chắc chắn xi măng sinh học chỉ khu trú trong thân đốt sống, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng C-arm hai bình diện thêm một lần nữa.
- Bước 7: Rút kim bơm và băng lại vết mổ để cầm máu
Sau khi thực hiện xong kỹ thuật, bác sĩ sẽ đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện. Kỹ thuật thành công khi xi măng lan tỏa trong thân đốt sống bị xẹp, không có tình trạng thoát xi măng ra bên ngoài đốt sống.
Đăng nhận xét